10 vật liệu chống thấm tường nhà triệt để được tin dùng hiện nay
10 vật liệu chống thấm dột triệt để được tin dùng hiện nay
–Trong các hạng mục chống thấm dột, chống thấm trần, hay chống thấm tầng hầm,… Dù là thi công ở đâu đi nữa, cũng không thể thiếu được những vật liệu chống thấm. Vậy vật liệu cho thi công chống thấm này là gì? Cách sử dụng thế nào? Hãy cùng xem nhé.
VẬT LIỆU CHỐNG THẤM
Vật liệu chống thấm là việc ngăn chặn nước, thâm nhập xuyên qua hay tràn vào trong một vật dụng nào đó. Bằng cách sử dụng vật liệu màng, và lớp phủ hay tấm lợp để phủ lên trên. Có 2 loại vật liệu chống thấm chính, đó là:
- Sơn chống thấm: Thường là sơn trên tường, được sử dụng để sơn lên bề mặt ngoài là nơi tiếp xúc trực tiếp với nguồn nước đó. Ngoài khả năng chống thấm, thì đây còn là một vật liệu chống thấm đảm bảo tính thẩm mỹ cho căn nhà.
- Hóa chất chống thấm: Thường được dùng để chống thấm tường, sàn,.. Hay xử lý những sự cố thấm, do sai hỏng kết cấu như vỡ nứt chân tường, cổ ống, cổ trần, nứt tường, nứt móng,… Đặc tính của chất chống thấm là phải tương hợp tốt với nền (substrate) để đảm bảo khả năng chống thấm.
Với những khu vực thường xuyên chịu tác động của nước, chúng ta nên xử lý chống thấm ngay từ đầu. Không nên để xảy ra sự cố rồi với xử lý, thì sẽ mất nhiều chi phí cho nhân công, cũng như nguyên vật liệu,..
Sau khi đã hiểu rõ về khái niệm, hãy cùng tìm hiểu xem. Có những loại vật liệu chống thấm nào nhé?
MỘT SỐ VẬT LIỆU CHỐNG THẤM THƯỜNG GẶP
Vật liệu chống thấm thực sự rất đa dạng, như đã nói qua ở trên, thì vật liệu có thể là sơn hoặc những loại hóa chất. Vậy trong sự đa dạng đó, hãy cùng tìm hiểu 10 cái tên “xuất sắc” nhất hiện nay nhé.
1. SIKAPROOF MEMBRANE
THÔNG TIN SẢN PHẨM:
- Tên gọi: Sikaproof membrane
- Khối lượng: 6kg
- Hàm lượng rắn: 53 – 58%
- Độ giãn dài cực đại: 600% (ASTM-D-412)
- Độ cứng Shore A: 20 – 25 (ASTM-D-2240)
ĐẶC ĐIỂM:
Với đặc điểm là một loại màng lỏng gốc Bitum, mang đến khả năng chống thấm tối đa. Đây là một trong những loại vật liệu được nhiều đơn vị thi công lựa chọn.
ỨNG DỤNG:
Sử dụng chống thấm sàn nhà, sàn vệ sinh, hoặc ban công.
Để sản phẩm được hiệu quả tốt nhất, thì người dùng nên quét làm 3 lớp để độ phủ được đảm bảo.
2. SIKATOP SEAL 107
THÔNG TIN SẢN PHẨM:
- Tên gọi: Sikatop Seal 107
- Khối lượng thể tích: ~1.02 kg/lít
- Cường độ kết dính: ≥ 1.5 N/mm2
- Độ dày của mỗi lớp: Tối đa 2 mm
- Cường độ uốn: ≥ 10 N/mm2 (28 ngày)
- Nhiệt độ thi công: Tối thiểu 8oC, tối đa 40o
ĐẶC ĐIỂM & ỨNG DỤNG:
Thành phần chính là gốc xi măng, nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm về khả năng bám dính của anh bạn này.
Không chỉ làm tốt trong việc chống thấm tường nhà mà còn được lựa chọn nhiều cho bề mặt tường hoặc sân. Thêm vào đó, những chiếc bồn cây khi cần chống thấm người ta cũng sử dụng vật liệu này.
3. MASTERSEAL 540
THÔNG TIN SẢN PHẨM
- Tên sản phẩm: Masterseal 540
- Trọng lượng: 10kg
ĐẶC ĐIỂM
Đây là một loại vữa chống thấm vô cùng hiệu quả vừa chống thấm tường nhà tốt lại còn bảo vệ được độ đàn hồi của bề mặt sàn nữa.
ỨNG DỤNG
Với đặc điểm như vậy, vật liệu chống thấm Masterseal 540 được sử dụng cho chống thấm sàn nhà vệ sinh hoặc sàn mái, không chứa hóa chất độc hại, vậy nên bạn có thể sử dụng để chống thấm bể nước ăn cũng rất tốt.
4. MASTERSEAL 530
THÔNG TIN SẢN PHẨM:
- Tên sản phẩm: Masterseal 530
- Xuất xứ: Basf
- Đóng gói: bao 25kg
ĐẶC ĐIỂM:
Đây được xem như một siêu phẩm giúp lấp đầy mọi chỗ trống, mọi khe hở trên bề mặt sàn bê tông khắc phục triệt để hiện tượng thấm tường, dột trần.
5. SIKA LITE
THÔNG TIN SẢN PHẨM:
- Dạng: Dung dịch
- Màu: Nâu
- Đóng gói: Thùng 5/25/200 lít.
- Bảo quản: Nhiệt độ thường
- Thời hạn sử dụng: Tối thiểu 12 tháng
ĐẶC ĐIỂM:
Đây là một loại phụ gia chuyên dụng cho việc chống thấm đối với những loại vữa trát. Sản phẩm này có giá cả vô cùng hợp lý nên người dùng hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng mà không lo tốn kém.
Thêm một ưu điểm nữa của dòng sản phẩm này rất dễ sử dụng bạn chỉ cần trộn lẫn chúng với vữa trát và thực hiện như bình thường.
6. SIKA 102
- Dạng: Bột
- Màu: xám
- Trọng lượng: 2kg
- Bảo quản: nhiệt độ thường
- Thời hạn sử dụng: 6 tháng
ĐẶC ĐIỂM:
Đây là một loại vật liệu chống thấm giúp kích thích cho bề mặt vữa trát. Đông cứng nhanh hơn rất nhiều lần so với việc chỉ trát vữa thông thường. Nó giúp nâng cao khả năng ngăn chặn sự xâm nhập của nước. Những khe hở hoàn toàn được lấp đầy để giúp cho bề mặt tường luôn được khô ráo và sạch sẽ.
7. TOPFLEX – 1
- Dạng: lỏng
- Màu: trắng sữa
- Thời hạn sử dụng: Ít nhất 6 tháng
ĐẶC ĐIỂM:
TopFlex – 1 là cái tên không còn xa lạ với những người xây dựng nhà trong việc chống thấm. Đây là một nguyên liệu chống thấm dạng vữa có công dụng vô cùng hiệu quả,
sản phẩm không chứa quá nhiều chất hữu cơ. Nên sẽ bảo vệ căn nhà bạn đồng thời không ảnh hưởng nhiều đến môi trường.
8. PLASTIC DRAINAGE BOARD – PALLET
- Chất liệu: nhựa chống thấm
- Kích thước: tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng
- Xuất xứ: Hàn Quốc
- Kích cỡ phễu đa dạng : THK 30, 45,70, 120mm
ĐẶC ĐIỂM:
Không chỉ giúp chống thấm nhanh chóng, hiệu quả mà còn dễ sử dụng nữa. Bạn chỉ cần đặt tấm Pallet trên vị trí cần chống thấm với khối lượng nhẹ và gọn, nên cũng không quá vất vả trong quá trình lắp đặt.
Nó sẽ giúp việc thoát nước ngầm nhanh chóng, cũng như thiết kế phù hợp trong việc chống thấm tầng hầm. Bởi có thể chịu tải trọng nặng, mà không lo bị biến dạng.
9. RS-3000
- Dạng: dung dịch
- Màu sắc: Trắng
- Thể tích: 18l/thùng
ĐẶC ĐIỂM:
Ưu điểm lớn nhất của loại vật liệu này chính là chống ô nhiễm và cháy nổ vô cùng tốt. Sản phẩm không chứa những hóa chất độc hại nên không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường.
10. RS – 2000
- Dạng: dung dịch
- Màu sắc: Trắng
- Thể tích: 4l/thùng
- RS – 2000
ĐẶC ĐIỂM:
Đây là dòng sản phẩm hệ Entry có khả năng tạo độ bám dính và độ cứng cao đem đến cho bạn một hiệu quả chống thấm cực tốt.
QUY TRÌNH CHUNG CHO VIỆC THI CÔNG CHỐNG THẤM
Dù là loại vật liệu nào, thì cũng có 1 cách thi công chung cho những công trình đó. Cụ thể như:
- Vệ sinh sạch sẽ bề mặt, đục bỏ những phần bê tông thừa để tạo mặt phẳng
- Với những khe nứt bê tông, cần phải được đục hình chữ V, độ sâu tối thiểu 12mm
- Sau đó vá bằng các vật liệu chống thấm để độ đàn hồi được cao hơn.
- Dùng máy tạo độ phẳng cho bề mặt công trình, vệ sinh bằng chổi sắt sạch sẽ lớp bụi bẩn mục đích để tăng độ bám cho những vật liệu dạng màn hoặc phun, quét.
- Sau khi những vết trám vá đã khô, ta tiến hành thi công chống thấm.
Trên đây là danh sách 10 loại vật liệu chống thấm tốt nhất hiện nay cũng như quy trình chung cho việc chống thấm. Với sự đa dạng của những vật liệu này chắc hẳn bạn sẽ cần cân nhắc rất kỹ, để tự chọn ra một loại vật liệu phù hợp với công trình nhà mình.
Có thể bạn quan tâm: Quy trình chống thấm tường, sàn nhà vệ sinh hiệu quả lâu dài
Nhưng nếu mọi thứ quá khó khăn, hãy để chúng tôi giúp bạn làm điều đó. Với kinh nghiệm được tích lũy trong quá trình làm việc, Công ty kỹ thuật công nghệ chống thấm Bách khoa – luôn đảm bảo chất lượng, hiệu quả cho mọi công trình chống thấm.
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: 0968.402.836.
Hotline: 0904.263.836….0988.299.529..